TẦM QUAN TRỌNG CỦA LƯU TRỮ ĐÁM MÂY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

Nếu bạn đang là Chủ, Nhà Quản Lý Điều Hành hoặc Giám Đốc công nghệ thông tin (CNTT) của một công ty, một doanh nghiệp (sau đây gọi chung là doanh nghiệp), chắc hẳn bạn luôn trăn trở làm cách nào để hệ thống CNTT trong doanh nghiệp của mình hoạt động một cách hiệu quả, an toàn với chi phí hợp lý nhất có thể; làm cách nào để bạn có thể tập trung nhiều hơn cho hoạt động kinh doanh chính của mình mà không cần phải quá bận tâm đến hệ thống hạ tầng CNTT – có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh và không thể thiếu. Hãy cùng Cloudbase chúng tôi tìm ra giải pháp tốt nhất cho những trăn trở này.

SỰ CẦN THIẾT CỦA LƯU TRỮ DỮ LIỆU ĐÁM MÂY (CLOUD DATA STORAGE) ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

Tại sao lưu trữ dữ liệu đám mây – cloud data storage lại cần thiết đối với doanh nghiệp của bạn và có thể nói là một yêu cầu rất cấp bách hiện nay đối với các Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ (SME) Việt Nam.

Thách thức này đến từ sự bùng nỗ và tầm quan trọng của thông tin trong thời đại kỹ thuật số, đó là:

1. Sự bùng nổ thông tin dẫn đến khối lượng thông tin lưu trữ tăng mỗi ngày

Có khi nào bạn tự hỏi, cứ mỗi giây trên thế giới, con người chúng ta tạo ra một lượng thông tin là bao nhiêu? Lấy năm 2020 làm thời điểm tham chiếu, một số thống kê để chúng ta dễ hình dung như sau:

  • Cứ mỗi giây, con người tạo ra khoảng 1.7 MB dữ liệu
  • Và mỗi ngày, chúng ta tạo ra khoảng 2.5 QB – quintillion bytes (1QB tương đương 1 tỉ GB). (Lượng dữ liệu này có thể chứa trong 10 triệu đĩa blu – ray, nếu chồng hết lượng đĩa này lên thì chúng sẽ có chiều cao tương đương với 4 tháp Eiffel chồng lên (khoảng 1.2 Km)
  • Cuối năm 2020, tổng lượng thông tin số trên toàn thế giới là: 44 ZB – zettabytes (1 ZB tương đương một nghìn tỉ GB)

Mỗi ngày, doanh nghiệp của bạn tạo ra bao nhiêu dữ liệu quan trọng cần được lưu trữ? Và liệu các dữ liệu này có đang được lưu trữ một cách an toàn, có thể sử dụng bất cứ lúc nào bạn muốn?

2. Yêu cầu từ việc chuyển đổi số

Chắc hẳn bạn đã nghe nhiều lần câu: “Chuyển đổi số hay là chết” trong thời gian gần đây từ nhiều người, có thể từ cả người đứng đầu chính phủ. Điều này cho thấy việc chuyển đổi số là bắt buộc cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp của bạn. Khi chuyển đổi các thông tin quan trọng từ hồ sơ giấy tờ, tài liệu, các quy trình làm việc,… thành thông tin số, khối lượng thông tin cần lưu trữ theo đó cũng tăng lên.

Bạn giải quyết thách thức này như thế nào?

3. Đại dịch Covid – 19 bùng phát dẫn đến yêu cầu làm việc online tại nhà rất cao

Những ngày cách ly xã hội, bạn và nhân viên của mình không thể tới văn phòng để làm việc hoặc xử lý những công việc quan trọng ngay tại thời điểm đó. Bạn không có số liệu, không có thông tin vì không thể truy cập vào máy chủ (server). Hoặc thông tin cần thiết được lưu trữ phân tán nhiều nơi, do nhiều người nắm giữ. Còn hàng loạt vấn đề phát sinh “đau thương” khác mà bạn đã nếm trãi trong đại dịch này, do các hạn chế từ hệ thống hạ tầng CNTT của chính bạn.

Bạn có cách nào xử lý triệt để các hạn chế này không?

4. Chi phí

Nếu bạn đang có ý định tự xây dựng hệ thống lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp mới thành lập của mình hoặc bạn đang có một hệ thống lưu trữ riêng được tạo ra từ trước đây. Có lẽ bạn sẽ gặp phải các vấn đề không thể tránh khỏi sau đây:

Chi phí đầu tư ban đầu lớn và lãng phí: bạn sẽ phải mua và thực hiện rất nhiều thứ để có thể xây dựng một hệ thống lưu trữ cho riêng mình: từ phần cứng đến phần mềm, phòng đặt server, hệ thống điện, hệ thống làm mát… Bạn cũng phải bỏ ra nhiều tiền hơn nhu cầu hiện tại của bạn để dự phòng cho khối lượng dữ liệu sẽ lưu trữ sau này. Bạn còn mất một khoảng thời gian khá dài mới có thể đưa hệ thống vào hoạt động, chi phí trả cho khoảng “thời gian” này đôi khi còn lớn hơn bao giờ hết.

Chi phí hoạt động, duy trì: Phòng chứa server hoạt động 24/24 khiến bạn sẽ phải trả một khoản tiền điện đáng kể hàng tháng. Bạn cũng cần trả lương cho 1 đến 2 nhân viên để giám sát và duy trì để hệ thống server hoạt động ổn định.

Ngoài ra, bạn cũng cần dự phòng một khoản tiền mỗi năm để mua các linh kiện, thiết bị thay thế cho các hư hỏng hoặc nâng cấp trong quá trình hoạt động.

5. Các rủi ro từ hệ thống lưu trữ hiện tại

Hệ thống lạc hậu

Nếu bạn đã đầu tư hệ thống lưu trữ – server cho riêng mình từ vài năm trước đây, bạn sẽ phải sử dụng cho đến khi nào khấu hao hết chi phí đầu tư. Nhưng công nghệ thông tin là ngành phát triển mỗi ngày và bạn sẽ không có cơ hội để được sử dụng các công nghệ mới này. Bên cạnh đó, các ứng dụng phát triển càng về sau thường dựa trên các công nghệ phần cứng mới, nên trong một số trường hợp, hệ thống lưu trữ – server của bạn cũng sẽ không thể chạy được các ứng dụng này. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của bạn

Mất dữ liệu và gián đoạn dịch vụ

Tất cả các phần cứng trong hệ thống lưu trữ đều có tuổi thọ và bạn cần phải di chuyển dữ liệu từ thiết bị cũ sang thiết bị mới sau một khoảng thời gian nhất định. Với một hệ thống lưu trữ không phải là cloud, việc di chuyển dữ liệu (migration) sẽ rất rũi ro và có nguy cơ cao là bạn sẽ bị mất dữ liệu một phần hoặc toàn bộ. Bạn có thể hình dung ra vấn đề này ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức nào tới doanh nghiệp của bạn.

Việc sao lưu – back up dữ liệu cũng là vấn đề mà bạn cần phải thực hiện theo định kỳ mỗi ngày, mỗi tuần hay mỗi tháng… Liệu hệ thống hiện tại của bạn có đảm bảo được việc sao lưu này để có thể khôi phục lại dữ liệu mới nhất của bạn trong thời gian nhanh nhất khi hệ thống gặp sự cố.

Bạn có lo lắng khi mỗi lần bạn chuyển văn phòng và chuyển hệ thống server từ nơi này đến nơi khác? Và phải mất bao lâu để đưa hệ thống lưu trữ hoạt động trở lại?

Phụ thuộc quá nhiều vào cá nhân (nhân viên hệ thống hạ tầng CNTT)

Bạn so sánh thế nào về việc bạn có một đối tác, một công ty chuyên về lưu trữ, chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ để phục vụ cho nhu cầu lưu trữ của doanh nghiệp với việc bạn thuê một hoặc nhiều nhân viên hệ thống hạ tầng CNTT để tự xây dựng và duy trì hoạt động cho hệ thống lưu trữ của riêng bạn? Việc bàn giao hệ thống giữa nhân viên cũ và nhân viên mới được thực hiện ra sao? Hay bạn sẽ không bao giờ dám cho nhân viên phụ trách hệ thống hạ tầng CNTT của bạn nghỉ việc?

Trên đây là những thách thức bạn sẽ gặp phải nếu hệ thống lưu trữ dữ liệu hiện tại của doanh nghiệp mình chưa phải là lưu trữ đám mây – cloud data storage. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải quá lo lắng cho các vấn đề trên, chỉ cần bạn quyết tâm một lần để thay đổi cách bạn đang lưu trữ và chuyển dữ liệu lưu trữ hiện tại của bạn sang lưu trữ đám mây. Điều quan trọng nhất bạn nên quan tâm là chọn được nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây uy tín mà thôi.

LƯU TRỮ ĐÁM MÂY LÀ GÌ VÀ CÁC LỢI ÍCH CỦA NÓ

Để biết tại sao lưu trữ dữ liệu đám mây – cloud data storage lại có thể giúp bạn giải quyết được các vấn đề tồn tại trong hệ thông lưu trữ hiện tại. Hãy cùng Cloudbase nắm rõ một số nội dung sau:

Lưu trữ đám mây là gì?

Lưu trữ đám mây là một mô hình điện toán đám mây mà dữ liệu của bạn được lưu trữ trên Internet thông qua một nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây – là người quản lý và vận hành dịch vụ lưu trữ dữ liệu.

Dịch vụ cung cấp dung lượng lưu trữ và chi phí phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn tại mỗi thời điểm, đồng thời loại bỏ việc đầu tư và quản lý cơ sở hạ tầng lưu trữ dữ liệu của riêng bạn.

Mang lại cho bạn những lựa chọn linh hoạt, khả năng mở rộng – nâng cấp tức thì và sự ổn định – an toàn cao với khả năng truy cập dữ liệu “mọi lúc, mọi nơi”.

Lưu trữ đám mây hoạt động như thế nào?

Cũng như khi lưu trữ trên hệ thống server riêng của bạn, lưu trữ đám mây cũng dùng các server để lưu trữ dữ liệu, điểm khác biệt là các server này được đặt tại các trung tâm dữ liệu – Data Center đạt tiêu chuẩn tại nhiều nơi trên thế giới và do các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ sở hữu, vận hành và quản lý. Phần lớn các server này được tạo ra từ công nghệ ảo hóa trên các server vật lý.

Dung lương lưu trữ sẽ được cung cấp đến bạn thông internet theo mô hình dùng-bao-nhiêu-trả-tiền bấy nhiêu. Khi nhu cầu lưu trữ tăng lên, bạn chỉ cần trả thêm chi phí để mua ngay lập tức cho phần tăng thêm này. Khả năng cung cấp tài nguyên từ những nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây là vô hạn.

Thông qua mạng internet, hoặc mạng kết nối riêng, bạn có thể dễ dàng truy cập vào dữ liệu lưu trữ của mình qua trang web, qua các ứng dụng giành cho thiết bị di động.

Tùy thuộc vào nhu cầu và quy mô của doanh nghiệp, bạn có thể lưu trữ dữ liệu tại nhiều vị trí khác nhau trên thế giới.

Lợi ích của lưu trữ đám mây

1. Giảm chi phí

Với lưu trữ đám mây, bạn không cần mua phần cứng, không phải đầu tư dự phòng trước cho những gì mình chưa sử dụng tới hoặc phải lập một khoản “dự phòng phí” cho các phát sinh trong tương lai.

Bạn cũng không cần phải tốn thêm các chi phí khác như chi phí duy trì hoạt động hàng tháng, chi phí thuê nhân viên theo dõi, vận hành, bảo trì cho hệ thống sever của riêng bạn.

2. Thời gian triển khai nhanh chóng, hiệu quả

Bạn sẽ có ngay hệ thống lưu trữ khi bạn cần cho hoạt động của bạn mà không cần phải chờ đợi vào bất cứ điều gì.

3. Tập trung vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh

Bộ phận CNTT của bạn chỉ tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến các ứng dụng phức tạp, phục vụ trực tiếp cho hiệu quả kinh doanh của bạn mà không cần phải bận tâm đến việc quản lý hệ thống lưu trữ.

4. Quản lý thông tin tập trung

Khi lưu trữ đám mây – cloud data storage, bạn cũng đã đã thực việc tập trung hóa toàn bộ các thông tin vào một nơi, giúp bạn có thể thực hiện các tác vụ quản lý thông tin mạnh mẽ như phân cấp, phân quyền tự động; khóa dữ liệu để hỗ trợ các yêu cầu về tuân thủ, bảo mật.

Nhân viên của bạn sẽ phối hợp công việc tốt hơn, hiệu quả hơn khi thông tin được tập trung lại với nhau tại một nơi.

5. Khả năng mở rộng linh hoạt và nhanh chóng

Với lưu trữ cloud, bạn có thể mở rộng dung lượng lưu trữ bao nhiêu bạn muốn. Việc mở rộng này có thể là vô hạn và bạn có ngay dung lượng cần thêm này ngay tức thì.

6. Giúp hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn

Lưu trữ đám mây giúp cho hoạt động kinh doanh của bạn hoạt động liên tục, ngay cả trong trường hợp xảy ra thiên tai, chiến tranh… tại khu vực bạn đang hoạt động.

Việc này cũng giúp bạn, nhân viên và khách hàng truy cập vào dữ liệu mọi lúc mọi nơi

Bên cạnh những lợi ích rõ ràng trên, lưu trữ đám mây cũng có những mặt hạn chế nhất định, đặc biệt là khi bạn chọn nhà cung cấp không uy tín. Các hạn chế có thể sẽ khiến bạn phải đắn đo là: Tính bảo mật và sự tuân thủ các quy định, khả năng kiểm soát dữ liệu, độ trễ khi truy cập dữ liệu.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy có rất nhiều doanh nghiệp chọn hình thức lưu trữ đám mây và có thể khắc phục các hạn chế bằng cách chọn nhà cung cấp uy tín và chọn hình thức lưu trữ phù hợp đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

CHỌN LỰA MÔ HÌNH LƯU TRỮ ĐÁM MÂY PHÙ HỢP

Nếu căn cứ theo mô hình triển khai lưu trữ cloud – cloud deployment model, sẽ có các mô hình sau đây:

1. Private Cloud (Mô hình “Lưu trữ đám mây riêng”):

Toàn bộ hạ tầng thiết bị CNTT do bạn tự đầu tư và triển khai cho riêng mình. Thông thường trung tâm dữ liệu sẽ được đặt tại chính doanh nghiệp (đôi khi thuê nơi khác để đặt) và nằm trong một mạng riêng.

Bạn toàn quyền kiểm soát, vận hành, bảo trì hệ thống của riêng mình

Mô hình này cần có đội ngũ nhân viên rất am hiểu về CNTT

Mô hình phụ hợp với: Chính quyền, các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp có quy mô vừa đến lớn muốn kiểm soát chặt chẽ thông tin.

2. Public Cloud (Mô hình “Lưu trữ đám mây công cộng”):

Trong mô hình này, bạn sẽ đi thuê dịch vụ lưu trữ đám mây từ các nhà cung cấp dịch vụ thông qua môi trường Internet.

Bạn có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi thông qua trình duyệt web, các ứng dụng cho thiết bị di động.

Mô hình cung cấp khả năng sử dụng dung lượng lưu trữ một cách linh hoạt theo nhu cầu của bạn: “dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu” cùng với việc mở rộng một cách nhanh chóng.

Phù hợp: với đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công ty Start – up, không đòi hỏi quá cao đối với việc kiểm soát các thông tin.

3. Hybrid Cloud (Mô hình “Lưu trữ đám mây kết hợp”):

Nếu bạn chọn mô hình này, bạn sẽ kết hợp giữa Private Cloud và Public Cloud để có thể tận dụng được ưu điểm của cả hai mô hình Private Cloud và Public Cloud, đó là khả năng kiểm soát của Private Cloud kết hợp với tính linh hoạt và chi phí hợp lý của Public Cloud.

Dữ liệu, ứng dụng có thể di chuyển giữa Private Cloud và Public Cloud

Phù hợp: Hầu hết các tổ chức và được lựa chọn sử dụng nhiều nhất.

Như vậy, bạn hãy xem xét, đánh giá đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp và mức độ thông tin bạn muốn kiểm soát để lựa chọn mô hình lưu trữ đám mấy phù hợp.

Qua bài viết này, Cloudbase chúng tôi hy vọng có thể giúp bạn nắm rõ và chọn được mô hình lưu trữ phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn, dựa vào đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp và mức độ thông tin mà bạn muốn kiểm soát.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button